Nếu khỏe mạnh bình thường mẹ bầu nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày. Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng mẹ bầu cũng cần tuân thủ các lưu ý dưới đây để đảm bảo an toàn. Hỏi ý kiến bác sĩ trước tiên
Việc tập thể dục dù có là thói quen của mẹ trước đó thì khi mang thai mẹ cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn các động tác phù hợp, các động tác nguy hiểm cần tránh…
Không bắt đầu tập mà quên khởi động
Mẹ đừng quên các bài tập khởi động.
Bước khởi động làm ấm cơ thể rất quan trọng để giảm các chấn thương có thể xảy ra khi tập thể dục. Chính vì vậy, mẹ bầu tuyệt đối nên dành 5-10 phút trước các buổi tập để khởi động cơ thể. Khởi động giúp cho máu huyết lưu thông, cung cấp oxy tới các cơ bắp và bôi trơn cho các khớp.
Không chơi những hoạt động thể thao có tính chất xóc nảy
Các môn thể thao dành cho mẹ bầu không bao giờ là những môn có tính chất xóc, nảy hay di chuyển liên tục như : như bóng chuyền, cầu lông, tennis, bóng đá…
Các khớp của mẹ bầu thường trở nên lỏng lẻo hơn, chính vì vậy khả năng giữ cân bằng cũng kém đi, các vận động mạnh, có tính chất thay đổi đột ngột dễ khiến mẹ bị chấn thương.
Không nín thở, nhất là trong động tác nâng trọng lượng
Một số động tác thể dục như nâng tạ thường khiến cho người thực hiện vô ý nhịn thở trong khoảng thời gian ngắn. Với mẹ bầu việc nhịn thở có thể khiến cho sự cung cấp oxy cho bào thai bị giảm đi đáng kể. Chính vì vậy mẹ bầu nên tránh tất cả các động tác khiến mẹ phải nhịn thở, trừ những bài tập thở trong yoga.
Không sử dụng các bài tập nằm duỗi lưng, trong quý III
Trong quý III của thai kỳ, các bài tập duỗi lưng là kiêng kị vì chúng gây sức ép lớn lên động mạch chính. Những tư thế phù hợp với mẹ bầu lúc này là tư thế đứng, nằm nghiêng một bên.
Các bài tập duỗi lưng nên tránh trong quý III.
Không tập đến kiệt sức
Tập luyện thể thao khi mang thai chú trọng điều độ chứ không phải tập để giảm cân. Vì vậy, mẹ bầu không nên ép bản thân tập quá mức cơ thể cảm thấy thoải mái hay duy trì thời gian tập dài hơn lúc trước khi mang thai.
Không ngồi ngay sau lúc tập luyện
Sau khi kết thục luyện tập mẹ không nên ngồi ngay mà nên đi lại nhẹ nhàng chừng 5-10 phút để điều hòa cơ thể, tránh cảm giác choáng váng nhé.
Thay đổi động tác một cách từ từ
Khi luyện tập lúc muốn thay đổi hay chuyển đổi các động tác mẹ bầu nên tiến hành từ từ, cẩn thận khi thay đổi tư thế. Bụng bầu lớn khiến mẹ bầu gặp khó khăn hơn trong việc giữ thăng bằng. Việc chuyển động tác đột ngột hay quá nhanh có thể khiến mẹ bầu bị chóng mặt, dễ ngã.
Trang phục phù hợp
Trang phục thể thao cho mẹ bầu nên rộng rãi, dễ thở, thấm hút mồ hôi tốt. Mẹ nên mặc áo khoát mỏng khi khởi động và chỉ cởi bỏ khi cơ thể đã được làm nóng để tránh bị nhiễm lạnh.
Uống nhiều nước
Tập thể dục nên uống nhiều nước hơn bình thường .
Việc uống nhiều nước khi tập thể dục nhằm ngăn chặn tình trạng mất nước để phòng ngừa nguy cơ co bóp dạ con hay tăng thân nhiệt.
Tốt nhất mẹ nên uống một cốc nước trước khi luyện tập và uống nước cách nhau 20 phút trong suốt quá trình luyện tập cho đến khi kết thúc. Nếu thấy khát nhiều thì mẹ chủ động uống nhiều nước hơn.
>>> Xem thêm: Đánh cầu lông bị đau vai: Cách xử lý đơn giản cho bạn
>>> Xem thêm: Đánh cầu lông bị cổ tay : Cách xử lý đơn giản cho bạn