Một trong những chấn thương cổ chân mà anh em lông thủ thường bắt gặp đó là bong gân… Vậy nguyên nhân dẫn đến chấn thương cổ chân trong cầu lông là do đâu? Cách để điều trị khi mắc phải? Mời bạn xem qua bài viết dưới đây nhé!
8 CHẤN THƯƠNG TRONG CẦU LÔNG MÀ BẠN RẤT DỄ GẶP PHẢI
1. Nguyên nhân dẫn đến chấn thương cổ chân trong cầu lông?
Điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhưng nguyên nhân thường thấy nhất là do:
- Khởi động: Người chơi thường khởi động để làm nóng các khớp cơ và khớp khu vực ở cổ chân không kỹ làm dẫn đến các khớp bị cứng, giảm độ linh hoạt, không thích nghi kịp với những chuyển động đột ngột. Từ đó dẫn đến chấn thương.
- Giày: Giày cầu lông kém chất lượng, giày thể thao đế cao, bề mặt đế giày quá trơn hoặc quá bám.
TỔNG HỢP 10 MẪU GIÀY LINING ĐÁNG MUA NHẤT NĂM 2022 >>>>>
- Sân, thảm: Mặt sân xi măng, bê tông, bề mặt có nhiều vật nhỏ, không bằng phẳng, sần sùi. Thảm cầu lông không đáp ứng đủ tiêu chuẩn như: rách thảm, thảm ướt, bề mặt thảm giảm độ ma sát do thời gian dùng quá lâu.
- Kỹ thuật di chuyển: Di chuyển sai bộ pháp dẫn đến khi gặp tình huống cầu bay nhanh, bất ngờ thì tư thế người chơi bị sai sẽ khiến chân di chuyển không đúng vị trí, dẫn đến chấn thương. Ngoài ra, tư thế tiếp đất sau khi đập cầu cũng rất dễ dẫn đến chấn thương cổ chân.
TOP GIÀY CẦU LÔNG YONEX CHÍNH HÃNG – MỚI NHẤT 2022
2. Những tác hại khi bị chấn thương cổ chân trong cầu lông
Chấn thương cổ chân sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, hoạt động thường ngày, đời sống và tâm lý con người.
- Về sức khỏe: Chấn thương cổ chân sẽ gây đau nhức, ê buốt, sưng tấy, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng di chuyển, đi lại.
- Về đời sống: Ảnh hưởng đến công việc, học tập, gia đình, bản thân thấy không thoải mái khi đi lại, khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý và kinh phí gia đình.
3. Các phương pháp điều trị chấn thương cổ chân ban đầu
Phương pháp dưới đây áp dụng chủ yếu trong trường hợp người chơi bị bong gân cổ chân.
Bong gân có 3 mức độ:
- Mức độ 1: Các dây chằng tổn thương nhẹ, chỉ gây đau và sưng nhẹ.
- Mức độ 2: Một phần dây chằng bị đứt, đau và sưng vừa phải.
- Mức độ 3: Dây chằng bị đứt hoàn toàn, đau và sưng toàn bộ khu vực mắt cá chân.
Đối với mức độ 1 thì thường sẽ không cần phải đến bệnh viện để được chăm sóc y tế. Tuy nhiên hầu hết trường hợp bị bong gân ở mức độ 3 thì phải đến bác sĩ kiểm tra y tế để tránh tổn thương ở mắt cá chân thêm.
Mỗi mức độ sẽ có cách điều trị khác nhau nhưng mức độ càng cao thì thời gian hồi phục càng kéo dài.
Đến gặp bác sĩ khi bạn bị bong gân ở mức độ 2 và 3
Nếu như bạn cảm thấy không dễ dàng đứng vững hoặc khu vực bị bong gân đau nhức dữ dội, sưng tấy đỏ thì bạn nên hẹn bác sĩ để được khám càng sớm càng tốt.
Bạn cần hết sức tránh đi lại trong khi mắt cá chân còn đau nhức và tốt nhất là bạn nên nằm xuống, tựa chân lên một chiếc gối hay vật dụng nào đó mềm. Bạn cũng đừng nên dồn trọng lực lên chân, nếu phải cần thiết để di chuyển thì bạn hãy dùng nạng để giữ cân bằng cho cơ thể.
Ngoài ra, bạn có thể dùng đến băng thun hỗ trợ cổ chân vào để cố định trong thời gian dây chằng lành lại. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bong gân, bạn sẽ cần băng thun trong vòng 2-6 tuần.
Bạn bọc một nắm đá vào túi, hoặc dùng túi chườm đá hay kể cả những chiếc khăn lạnh, sau đó đắp vào vùng bị bong gân trong vòng 15-20 phút để giảm tình trạng sưng và đau nhức. Cứ 2-3 tiếng, bạn tiếp tục chườm đá nếu chân vẫn cứ sưng.
Một số lưu ý khi thực hiện chườm đá:
- Bạn cần phải chườm đá ngay cả khi bạn định đến bác sĩ, đá lạnh sẽ giúp hạn chế viêm. Trong mọi trường hợp bong gân, chườm đá đều giúp giảm thiểu sưng tấy và bầm tím.
- Ngâm bàn chân và mắt cá vào xô nước đá trong vòng 15-20 phút, sau đó thay đá ra để tránh dẫn đến bị bỏng lạnh do ngâm đá quá lâu.
- Nếu mắc bệnh tiểu đường hoặc có vấn đề về tuần hoàn máu, bạn cần hỏi bác sĩ trước khi chườm đá.
Bạn sẽ cần đến băng bó cơ để hỗ trợ cổ chân băng thun, băng quấn trong y tế có độ đàn hồi tốt để giảm sưng. Hãy nhớ quấn băng xung quanh mắt cá chân và cổ chân và cố định lại bằng kẹp ghim.
Bạn tiến hành quấn băng từ ngón chân cho đến nửa bắp chân với lực ép đều, không siết quá chặt.
Nới lỏng băng quấn nếu cảm thấy các đầu ngón chân hơi lạnh và dần tê tím lại.
Bạn cần phải ngồi hoặc nằm xuống và kê chân lên chồng gối hoặc ghế đệm để nâng cao mắt cá chân. Giữ tư thế kê cao mắt cá chân mỗi ngày 2-3 giờ cho đến khi hết sưng. Tư thế nâng cao chân sẽ giúp giảm sưng và bầm tím.
8 CHẤN THƯƠNG TRONG CẦU LÔNG MÀ BẠN RẤT DỄ GẶP PHẢI<<<<<<<