Cách chọn vợt cầu lông phù hợp với người chơi 2023

hotline 0911.048.699

Hotline tư vấn

hotline 0
Cách chọn vợt cầu lông phù hợp với người chơi 2023
Ngày đăng: 08/01/2023 10:57 PM

    Đa số mọi người mua vợt cầu lông theo cảm tính mà không biết rằng cây vợt có phù hợp với mình hay không. Sau đây là cách chọn vợt cầu lông phù hợp với người chơi, lối đánh tấn công hay phòng thủ...

    Cách chọn vợt cầu lông phù hợp với người chơi phải chú ý tới các thông số của vợt:

    Trọng lượng cây vợt (số U)

    Được kí hiệu bằng chữ U trên tem dán ở phần cán tiếp giáp với thân vợt. Số U càng lớn vợt càng nhẹ.

    Với người châu Á nói chung, 3U (85-89 gr) là trọng lượng vợt vừa phải; ai có cánh tay và cổ tay khỏe, có thể chọn 2U (90-94 gr); nữ giới và trẻ em thiếu niên có thể chọn loại nhẹ hơn như 4U (80-84 gr) hoặc 5U (dưới 80 gr).

    Nếu tính thêm trọng lượng dây và băng quấn cán, chiếc vợt sẽ nặng thêm trên dưới 10gr nữa.

    Chu vi cán vợt (số G)

    Ký hiệu ghi bằng chữ G cũng ở trong tem, ngay bên cạnh số chữ U trọng lượng. Số G càng lớn, cán vợt càng nhỏ; người có bàn tay to thường chuộng cán chu vi G2, G3, còn người trung bình trở xuống thường chọn G4, G5.

    Như vậy, khi đọc tổng thể tem dán về tính chất vợt, có thể thấy 3UG4 hoặc 4UG5 thường là vợt hợp với người Việt.

    Chiều dài vợt:

    Chiều dài vợt được các nhà sản xuất ghi ở phần thân vợt. Số chuẩn: Min 665mm và Max 680mm. 

    Điểm cân bằng của vợt

    Điểm cân bằng của vợt chỉ ra rằng vợt nặng đầu hay nhẹ đầu. Điều này khá quan trọng, ảnh hưởng đến phong cách đánh và hiệu quả thi đấu.

    Những khái niệm này có khi được ghi trên thân vợt, chữ khá nhỏ, phải chú ý mới thấy.

    Vợt Công: nặng đầu (heavy head) hay offensive (công) : phù hợp với các cú đập, đánh mạnh, cầu đi sâu xuống cuối sân.

    Vợt Công-Thủ: cân bằng (even balance)

    Vợt Thủ: nhẹ đầu (light head) hay defensive (thủ) : phù hợp với các cú chặn cầu, cắt cầu. đẩy cầu, chém cầu.

    Một các kiểm tra độ cân bằng khác là: Công hay thủ bạn chỉ cần dùng ngón tay chỏ, giữ thẳng và đỡ dưới thân vợt, dịch chuyển lên xuống sao cho vợt nằm cân bằng ngang hoàn toàn, lúc này điểm tiếp xúc giữa ngón tay và thân vợt là điểm cân bằng, nếu nó gần đầu vợt hơn là công và ngược lại.

    Ai trẻ khỏe, hay đập cầu, tạt cầu, lấy thế công làm chính thì thường thích vợt nặng đầu.
    Ngược lại, các Bô lão, tuổi trung niên yếu sức hơn, hay đánh zic zac, lấy thế thủ và thế gài cầu làm chính thì thường thích vợt nhẹ đầu.

    Ai có lối đánh công thủ tương đối toàn diện thì phù hợp với loại Balance.

    Mức độ trợ lực

    Mức độ trợ lực phân ra 5 cấp:

    Không trợ lực: Cán bằng vật liệu thép, không trợ lực.

    Có trợ lực ít: Cán bằng Graphite thường.

    Có trợ lực: Cán bằng Graphite module cao.

    Trợ lực cao: Cán bằng Graphite module cao, có pha Titan hoặc cácbon dạng sóng, cấu trúc Nano.

    Trợ lực cao nhất: Cán bằng Graphite module cao, có titan, cấu trúc Nano nhóm, khung vợt rộng bản có muscle.

    Vợt chế tạo từ Graphite module cao mới có khả năng chống xoắn cán khi đập mạnh cầu không trúng đường tâm dọc.
     

    Cân bằng động

    Chỉ số này giúp vợt không rung khi va đập với quả cầu.

    Bạn có thể tự kiểm tra bằng cách ép chặt cán vợt lên mặt phẳng, lấy ngón tay bật nhẹ vào đỉnh vợt theo hướng vuông góc, nếu đỉnh vợt rung thẳng, không lắc ngang là vợt cân bằng động tốt, nếu lắc ngang là sản phẩm hỏng bị loại hoặc hàng giả.

    Độ dẻo của thân vợt

    Để thử bạn chỉ cần một tay cầm cán, một tay cầm đầu vợt và nhẹ nhàng bẻ cong. Với một cây vợt dẻo ta sẽ dễ dàng bẻ cong nó và ngược lại. Thông thường thì một cây vợt tốt sẽ không quá mềm và quá cứng.

    Khả năng chống xoắn

    Giống như cách thử độ dẻo, bạn cầm đầu và cán vợt rồi từ từ xoắn cây vợt, nếu đầu vợt dễ dàng bị xoắn thì có nghĩa khả năng chống xoắn của nó kém, và điều này sẽ ảnh hưởng đến hướng đánh của quả cầu khi chúng ta thi đấu.

     

    >>>>> Xem Thêm : 8 CHẤN THƯƠNG TRONG CẦU LÔNG MÀ BẠN RẤT DỄ GẶP PHẢI <<<<

    N.K (sưu tầm)

    Bài viết khác
    Zalo
    Hotline