1. khi chơi thể thao thường gặp những chấn thương gì???
Khi chơi thể thao ta sẽ không thể nào tránh khỏi những sự cố bất ngờ và việc bị chấn thương là một vấn đề rất thường thấy ở những bạn hay chơi thể thao. Tuy nhiên việc bị chấn thương khi chơi thể thao sẽ khác với việc bạn bị mỏi cơ sau khi luyện tập. Vậy làm thế nào để phân biệt được tình trạng này??? Sau đây, Thegioisport.vn sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về những chấn thường thường gặp khi chơi thể thao.
Chấn thương cổ tay
Đây là tình trạng chấn thương thường gặp ở những lông thủ, những tay quần vợt. Khi sử dụng loại vợt không phù hợp cũng như bỏ qua các bước khởi động cơ bản, luyện tập quá sức khiến cho cổ tay của bạn bị đau nhức, cơn đau sẽ thường kéo dài và khiến cho cổ tay của bạn sưng đỏ, bầm tím, khó cầm nắm, vận động cổ tay và nếu nặng có thể bị bong gân hoặc gãy xương,...
Chấn thương vùng lưng dưới
Hầu hết mọi người khi chơi thể thao thường sẽ hay bị đau lưng dưới do các động tác gập người hoặc rướn người quá nhiều. Nếu tinh trạng nhẹ, cơ thể sẽ tự phục hồi sau vài ngày nghỉ ngơi
Nếu tình trạng nặng, bạn nên đến gặp bác sĩ kiểm tra vì có thể bạn đã bị trật khớp lưng hoặc có thể bạn đã bị thoát vị đĩa đệm rồi đấy.
Bong gân
Bong gân là tình trạng thường gặp ở những bạn chơi những môn thể thao vận động mạnh như cầu lồng, bóng chuyền, bóng rổ,... Trong quá trình vận động mạnh, các dây chằng sẽ chịu một áp lực lớn và có thể bị bong ra khỏi chỗ bám, bị rách hoặc bị đứt nhưng không làm sai khớp. Biểu hiện của bong gân chính là chỗ phần tổn thương đau nhói khi cử động, khu trú tại 1 vùng, sưng nề to có vết bầm tím ở dưới da vận động khó khăn,...
Chuột rút
Chuột rút là hiện tượng những đau thắt cơ đột ngột, bất ngờ. Người bị chuột rút thương sẽ cảm thấy đau ngay phần cơ bắp bị co thắt lại, không thể cử động được trong một thời gian ngắn.
Nguyên nhân gây nên chuột rút khi chơi thể thao là do vận động quá sức trong một thời gian dài, không khởi động đúng cách, bỏ qua các bài tập dãn cơ,...
Trầy xước ngoài da
Trong quá trình luyện tập, sẽ có những sự cố không may xảy ra khiến cho bạn bị vấp ngã, cơ thể bạn sẽ ma sát xuống dưới mặt đất khiến cho bạn bị trầy xước ngoài da..
2. Cách xử lý cũng như phòng tránh những chấn thương khi chơi thể thao
Cách xử lý chấn thương khi chơi thể thao
Khi bị chấn thương cổ tay, bong gân chúng ta nên hạn chế cử động vùng bị tổn thương, chườm nước đá lạnh vào vùng bị tổn thương, dùng vải cố định lại vùng bị thương và đi đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể.
Khi bị chuột rút ở chân, chúng ta nên nằm xuống ngay lập tức, thả lỏng cơ và bắt đầu xoa bóp cơ bắp cho bắp thịt được thư giãn
Khi bị trầy xước ngoài da, chúng ta nên rửa sạch và sát khuẩn vết thương, băng bó vết thương cẩn thận và đi đến gặp bác sĩ nếu vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng.
Cách hạn chế những chấn thương khi chơi thể thao
Nên khởi động kĩ trước khi vào luyện tập thể thao. Tập những bài tập dãn cơ để hạn chế các chấn thương. Không chơi thể thao quá sức, nên để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi cũng như hồi phục chấn thương. Sử dụng đồ bảo hộ chuyên dụng khi chơi thể thao để hạn chế ma sát gây trầy xước da. Bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể, tập các động tác hít thở đều để cơ thể không bị thiếu oxi.
Trên đây là những thông tin về các chấn thương khi chơi thể thao và cách khắc phục mà Thegioisport.vn muốn đem đến cho các bạn. Hi vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn được nhiều kiến thức bổ ích hơn về thể thao nói chung và cũng như cầu lông nói riêng.